So sánh thép SKD61 và thép 1.2344

So sánh thép SKD61 và thép 1.2344

Thép 1.2344 là gì ?

Thép SKD61 và thép 1.2344 được chế tạo theo các tiêu chuẩn khác nhau của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do cách kí hiệu 1.2344 gây khó hiểu cho người sử dụng. Nguyên nhân ở Việt Nam chúng ta đã đang quen với tên mác thép SKD61 theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Hai mác thép SKD61 và thép 1.2344 đều là thép dụng cụ bền nóng. Tuy nhiên do nhà sản xuất đã chế tạo theo tiêu chuẩn khác nhau, nên sự khác nhau của hai mác thép này như thế nào ? Trong bài viết này chúng tôi sẽ so sánh hai mác thép và tổng kết những đặc điểm chính của hai mác thép này.

1. Tổng quan về thép SKD61 và thép 1.2344
a. Thép SKD61 
– Thép SKD61 là kí hiệu mác thép theo tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản.
– Đây là mác thép thường được sử dụng chế tạo khuôn dập nóng (hot stamping molds). Bao gồm hai dạng phôi: Dạng tấm (đúc nhôm, kẽm, đồ gia dụng, …) dạng thanh tròn (thường sử dụng chế tạo chi tiết máy).

b. Thép 1.2344
– Thép 1.2344 là kí hiệu thép theo tiêu chuẩn  DIN của Đức.
– Thép 1.2344 được sử dụng trong cả gia công nóng và nguội. Trong gia công nóng, thép 1.2344 được dùng trong khuôn cắt và đùn. Trong gia công nguội, thép này được sử dụng để đục lỗ, tạo mũi và chèn các khối khuôn.
2. So sánh thành phần hóa học của thép  SKD61 và 1.2344 

STT Thành phần hóa học SKD61 (%) 1.2344 (%)
1 Cacbon 0,39 0,39
2 Silic 1 1
3 Mangan 0,4 0,38
4 Photpho ≤0,03 ≤0,03
5 Lưu huỳnh ≤0,01 ≤0,01
6 Crom 5,15 5,15
7 Molipden 1,4 1,35
8 Vanadium 0,8 1

Thông qua bảng thành phần hóa học các nguyên tố, chúng ta có thể dễ dàng so sánh thép 1.2344 và SKD61 là có thành phần tương đương. Chỉ có sự sai khác trong thành phần các nguyên tố hợp kim Mo và V như trong bảng. Như vậy khi xét hai mác này cần chú ý cận trên của hai nguyên tố này. Ví dụ thép SKD61 có thành phần Mo quy định không quá 1,4%, trong khí đó thép 1.2344 có thành phần quy định không vượt quá 1,35.
3. So sánh tính chất cơ học của thép 1,2344 và SKD61 
a. Tính chất cơ học của thép SKD61
– Thép SKD61 có độ ổn định nhiệt, khả năng chống va đập cân bằng tốt, ít bị biến dạng khi nhiệt luyện.
– Độ dẻo dai và tính cứng nóng vượt trội;
– Khả năng chống nứt và chống mài mòn;
– Chống lại sự thay đổi trong quá trình xử lý nhiệt;
– Thích hợp cho khuôn áp lực nóng vì có thành phần V cao;
– Phù hợp cho khuôn nhôm và khuôn kẽm;
– Độ cứng trước khi nhiệt luyện 13 HRC – 17 HRC.
b. Cơ tính của thép 1.2344
– Độ cứng và độ dai va đập cao;
– Khả năng chống nứt tuyệt vời, có thể làm mát bằng nước trong quá trình làm việc;
– Có khả năng chống mài mòn vừa phải và có thể cải thiện bằng cách thấm N.
– Có khả năng chịu nhiệt dưới nhiệt độ cao, nhưng sử dụng nhiệt độ trên 540 ℃ (1000) độ cứng suy giảm nhanh chóng.
-Hiếm khi biến dạng trong quá trình xử lý nhiệt
4. So sánh ứng dụng thép  1.2344 và SKD61
a. Thép SKD61 
– Sử dụng phổ biến trong gia công nóng;
– Khuôn đúc nhôm và kẽm áp lực cap;
– Khuôn rèn;
-Khuôn đùn cho kim loại nhẹ;
– Lõi đẩy, đầu lò và dao nóng;
– Xylanh nhựa.

b.Thép 1.2344
– Khuôn nhựa cứng có độ bóng cao và tuổi thọ lâu dài
– Khuôn hợp kim nhôm;
– Khuôn đùn nhôm (ví dụ như khung cửa nhôm, bộ tản nhiệt máy tính);
– Khuôn rèn nóng (chẳng hạn như thanh kết nối tự động, rôto, dao thép không gỉ);
– Khuôn đúc (Động cơ tản nhiệt, đèn chiếu sáng cho các sản phẩm trang trí khác).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *