Độ cứng của thép SKD11 bao nhiêu ?

Độ cứng của thép SKD11 bao nhiêu ?

Cơ tính của thép SKD11

Thép SKD11 là một mác thép dụng cụ quan trọng trong công nghệ chế tạo khuôn dập nguội và nhiều loại chi tiết quan trọng hiệu nay. Tính chất vật liệu của của loại thép này phụ thuộc nhiều vào công nghệ chế tạo cũng như phương pháp nhiệt luyện chúng. Mỗi mác thép do từng hãng sản xuất có những tính chất đặc thù riêng. Tuy nhiên, các tính chất cơ bản của chúng không khác nhau nhiều. Các số liệu dưới đây có thể được xem như các số liệu tham khảo có tính chất tổng quát cho các loại thép tương đương mác thép JIS-SKD11, AISI-D2, ISO-X160CrMoV12, X12M.

1.Độ cứng thép SKD11 ?

Độ cứng là một tính chất rất quan trọng của loại vật liệu chế tạo khuôn bền nguội như thép SKD11. Gần như là một định luật, với một loại vật liệu nhất định (có thành phần và tổ chức ban đầu cố định), độ cứng càng cao thì khả năng chịu mài càng lớn. Độ cứng dễ kiểm tra và có thể đo trực tiếp trên sản phẩm và nó phản ảnh khá đầy đủ và trung thực tính chất vật liệu của sản phẩm. Vì thế, độ cứng thường được lấy làm chỉ tiêu đánh giá cũng như thước đo chất lượng vật liệu của sản phẩm sau nhiệt luyện.

Ở trạng thái ủ, loại vật liệu này có độ cứng max 250HB, đây là độ cứng cho phép gia công cơ khí thuận lợi. Thông thường sau khi tôi (đạt độ cứng tối đa), người ta ram để được độ cứng khoảng 58-62HRC, một số trường hợp có thể sử dụng ở độ cứng thấp hơn như 54-56 HRC.

2. Độ bền của thép SKD11 ?

Sau khi tôi, tuỳ theo các ứng dụng thực tế mà chọn độ cứng để từ đó chọn chế độ ram hợp lý.  Thông thường các thông số về độ bền ít được kiểm tra (vì với độ cứng cao thì việc thực hiện phép thử kéo rất khó khăn), người ta thường lấy độ cứng và độ dai va đập làm thước đo cho tính chất chất cơ học của loại vật liệu này.

3. Độ dai va đập của thép SKD11 ?

Cũng như độ bền, độ dai va đập phụ thuộc nhiều vào độ cứng, trong khoảng độ cứng thường sử dụng, độ dai va đập phụ thuộc vào độ cứng. Có thể nhận thấy, độ cứng càng cao thì độ dai va đập càng thấp. Đây là một đặc điểm rất quan trọng, cần phải biết thoả hiệp giữa độ cứng và độ dai va đập để có được tính chất tổng hợp tốt nhất phù hợp với yêu cầu sử dụng.

4. Mài mòn của thép SKD11?

Mài mòn là một tính chất rất quan trọng của vật liệu chế tạo khuôn. Cần phải hiểu độ mài mòn là tính chất công nghệ, nó phụ thuộc nhiều vào hệ mài, vào điều kiện mài. Các thông số đưa ra chỉ có tính chất tham khảo vì nó chỉ đúng với một điều kiện mài cụ thể.

Đa số các nhà vật liệu học đều thống nhất rằng độ mài mòn của các loại dụng cụ chế tạo từ loại thép này phụ thuộc vào độ cứng và hàm lượng cacbit.

Hàm lượng cacbit càng cao thì độ cứng càng cao và khả năng chống mài mòn càng tốt. Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần độ dai va đập, độ cứng cao thì độ dai va đập giảm vì thế phải chọn độ cứng và độ dai hợp lý để có độ mài mòn tối ưu và như thế tuổi thọ của khuôn mới được kéo dài.

Tìm hiểu những bài viết khác về thép SKD11:

6 thoughts on “Độ cứng của thép SKD11 bao nhiêu ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *