Liên kết kim loại là gì ?

Liên kết kim loại là gì ?

Liên kết trong vật liệu rắn

Trong bài viết này sẽ giới thiệu về cấu tạo nguyên tử. Các loại liên kết trong vật rắn gồm liên kết cộng hóa trị, liên kết ion, liên kết kim loại, liên kết Vander Waals và liên kết hỗn hợp.

1. Cấu tạo nguyên tử

Theo quan điểm của cơ học lượng tử  nguyên tử là một hệ thống phức tạp bao gồm hạt nhân và các lớp điện tử bao quanh nó. Đặc điểm quan trọng nhất về cấu tạo nguyên tử là số điện tử hóa trị, những điện tử này dễ bị bứt đi và trở thành những điện tử tự do, hành vi của các điện tử tự do quyết định nhiều tính chất đặc trưng của kim loại

2. Các dạng liên kết trong vật rắn

Theo điều kiện bên ngoài (P, T) vật chất tồn tại ba trạng thái: rắn, lỏng, hơi. Độ bền của vật liệu ở trạng thái rắn phụ thuộc vào dạng liên kết của vật rắn.

2.1.Liên kết cộng hoá trị

Đây là dạng liên kết mà các nguyên tử tham gia liên kết góp chung điện tử ở lớp ngoài cùng, tạo ra lớp ngoài cùng đạt trị số bão hoà về số điện tử có thể (s2p6). Như vậy khi tạo liên kết cộng hoá trị sẽ tạo ra lớp ngoài cùng của nguyên tử có tám điện tử, với dạng liên kết như vậy nó có các đặc điểm sau:

Là loại liên kết có định hướng, nghĩa là xác suất tồn tại các điện tử tham gia liên kết lớn nhất theo phương nối tâm các nguyên tử

2.2. Liên kết Ion

Là loại liên kết mạnh, hình thành bởi lực hút giữa các điện tích trái dấu (lực hút tĩnh điện Coulomb). Liên kết này xảy ra do các nguyên tử cho bớt điện tử lớp ngoài cùng trở thành Ion dương hoặc nhận thêm điện tử để trở thành Ion âm. Cũng giống liên kết cộng hoá trị, liên kết Ion càng mạnh (bền vững) khi nguyên tử chứa càng ít điện tử và  là dạng liên kết không định hướng.

2.3. Liên kết kim loại

Đặc điểm chung của các nguyên tử nguyên tố kim loại là có ít điện tử hoá trị ở lớp ngoài cùng, do đó chúng dễ mất (bứt ra) điện tử tạo thành các Ion dương bị bao quanh bởi các mây điện tử tự do. Các ion dương tạo thành một mạng xác định, đặt trong không gian điện tử tự do chung, đó là mô hình của liên kết kim loại.

2.4. Liên kết hỗn hợp

Thực tế, ít khi tồn tại những dạng liên kết thuần tuý chỉ có một kiểu liên kết. Liên kết đồng hoá trị thuần tuý chỉ xảy ra trong trường hợp đồng cực. Khi liên kết dị cực, điện tử hoá trị góp chung, tham gia liên kết đồng thời chịu hai tác dụng trái ngược:

– Bị hút bởi hạt nhân của mình

– Bị hút bởi hạt nhân nguyên tử thứ hai để tạo điện tử chung.

2.5. Liên kết yếu (liên kết Vander Waals)

Liên kết Vander Waals là liên kết do hiệu ứng hút nhau giữa các nguyên tử hoặc phân tử bị phân cực (hình 1.3). Liên kết này là loại liên kết rất yếu, dễ bị phá vỡ bởi ba động nhiệt (khi tăng nhiệt độ). Vì vậy những vật rắn có liên kết Vander Waals có nhiệt độ nóng chảy rất thấp (nước đá nóng chảy ở 00C).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *