So sánh thép SKD11 và thép S45 C

So sánh thép SKD11 và thép S45 C

So sánh thép D2 và 40C

 

Trong bài viết này chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc của nhietluyen.vn (nhietluyen.com) câu trả lời  cho những câu hỏi thường được bạn đọc hỏi tới như: “Chi tiết có thể chế tạo từ thép SKD11 thay thế thép S45C hay không?” hoặc “Tại sao đều là trục nhưng có trục lại chế tạo từ thép S45C và có trục khác lại được chế tạo từ thép SKD11 ?”…

Liên quan tới chủ đề thép SKD11 bạn có thể tham khảo các bài viết:

Ngoài ra đọc thêm về théo 45C:

Để trả lời cho câu hỏi trên, bộ phận kỹ thuật của THT xin gửi tới bạn đọc phân tích so sánh giữa thép SDK11 và thép S45C. Chúng tôi hi vọng qua bài viết bài này, bạn dọc có thể lựa chọn mác thép phù hợp với yêu cầu của bạn. Mọi thắc mắc vui lòng để lại comment hoặc qua thư: nhietluyen.vn@gmail.com

1.So sánh thành phần hóa học của thép SKD11 và thép S45c

 

STT Thành phần hóa học Thép SKD11 (%) Thép S45C (%)
1 C 0,9 – 1,5 0,44 – 0,48
2 Cr ~ 12
3 Mo ~ 1
4 Si ~ 0,25 0,15 – 0,25
5 Mn ~ 0,45 ~ 0,6
6 P ≤  0,025 ≤ 0,02
7 S ≤ 0,01 ≤ 0,035
8 V ~ 0,35

Như đã đề cập ở những chủ đề trước, tỷ lệ của mỗi nguyên tố ảnh hưởng tới cơ tính và ứng dụng của các mác thép này.

Do đó, chúng ta có thể dễ dàng thếp trong thành phần của thép S45C chỉ có duy nhất các thành phần cơ bản với Cacbon có khoảng 0,48%. Đặc điểm này ảnh hưởng tới độ dẻo, độ cứng, khả năng chống mài mòn, chịu nhiệt, khả năng chống oxit hóa và độ bóng…của thép.

Ngược lại, thép SKD11 có thành phần các nguyên tố hợp kim như Cr, Mo, V. Các nguyên tố này có ảnh hưởng tốt tới cơ tính của thép SKD11. Thép SKD11 được xếp vào nhóm thép hợp kim cao. Để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của từng nguyên tố hợp kim bạn có thể tham khảo bài viết: Ảnh hưởng của nguyên tố hợp kim.

2. So sánh độ cứng của thép SKD11 và thép S45C

Một câu hỏi cũng thường được bạn đọc đặt ra như ” Độ cứng của thép SKD11 ?” hay tương tự “Độ cứng của thép S45C”. Tùy nhiệt độ Ram thép thì  thép SKD11 có độ cứng khác nhau, thường sau tôi khoảng 58 đến 60 HRC. Các sản phẩm chế tạo từ thép SKD11 luôn có độ cứng cao, khả năng chống mài mòn tốt, cùng với đó vẫn giữ được độ dẻo để hạn chế các nứt vỡ trong quá trìn sử dụng. Thép SKD11 hiện nay chủ yếu được nhiệt luyện trong lò tôi chân không, vì có khả năng chống oxi hóa và thoát cacbon. Ngoài ra trong quá trình tôi ram đảm bảo yêu cầu đồng đều nhiệt theo tiêu chuẩn của Hiệp hội khuôn Bắc Mỹ.

Đối với thép S45C thì sao? Thép S45C sẽ được nhiệt luyện trong dầu, sau ram độ cứng khoảng 55 HRC. Có thể đạt độ cứng đến 58 HRC, tuy nhiên có thể nứt và vỡ chi tiết.

Thêm vào đó, Do hạn chế về thành phần nguyên tố hợp kim nên khả năng chống mài mòn và bền nóng của thép S45C thấp hơn thép SKD11.  Dẫn tới tuổi thọ các chi tiết của thép S45C cũng thấp hơn.

3. So sánh ứng dụng của thép SKD11 và thếp S45C

Thép S45 thường được sử dụng khá nhiều trong những ứng dụng như: con lưn của mát cán tôn, trục nhỏ và tốc độ quay thấp…Những ứng dụng của thép S45C không yêu cầu chất lượng quá cao. Về cơ bản ứng dụng trong điều kiện chịu mài mòn khôn quá cao.

Bản chất của thép S45C chỉ chứa cacbon là thành phần chính nên không chịu được các tác động như ứng suất, chống mài mòn, cân bằng độ cứng và độ dẻo, hiển nhiên chi tiết sẽ nhanh chóng bị phá hủy khi sử dụng. Tuy nhiên, ưu điểm của thép S45C là giá thành rẻ.

Đối với thép SKD11 thông thường được chế tạo các chi tiết đắt tiền, với yêu cầu làm việc trong điều kiện khắc nghiệp hơn S45C. Ứng dụng quan trọng nhất của thép SKD11 là chế tạo khuôn dập nguội. Thép SKD11 được chế tạo khuôn gạch, các loại dao, trục cán thép, khuôn đột…

THT có truyền thống nghiên cứu và ứng dụng thép SKD11, do đó bạn có thể hợp tác với tôi trong chế tạo mác thép này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *